Viết phần khái quát tác giả, tác phẩm truyện ngắn như thế nào?

Viết phần khái quát tác giả, tác phẩm truyện ngắn như thế nào?

Viết phần khái quát tác giả, tác phẩm truyện ngắn như thế nào?

Không chỉ gợi ý cho các bạn CÁCH VIẾT phần khái quát tác giả, tác phẩm truyện ngắn mà bài viết này còn đưa đến CÁC ĐOẠN VĂN THAM KHẢO tương ứng!

Cách viết phần khái quát tác giả, tác phẩm truyện ngắn

Đây là đoạn văn mở đầu cho phần thân bài và thông thường các bạn có tâm lý chủ quan, không gửi gắm nhiều tâm huyết hoặc quá THAM nên dẫn đến nêu những thông tin chi tiết và dàn trải về tác giả, tác phẩm. Biết được những vấn đề này, dưới đây là một số gợi ý về cách viết khái quát tác giả, tác phẩm truyện ngắn:

Phần khái quát tác giả:chỉ nêu những thông tin TIÊU BIỂU/NỔI BẬT về phong cách sáng tác, đề tài chính mà tác giả hướng đến. Dung lượng khoảng 1 – 3 câu.

Phần khái quát tác phẩm:Nêu ngắn gọn thời điểm, bối cảnh sáng tác; vị trí của tác phẩm đó trong sự nghiệp văn chương của tác giả (nếu có). Dung lượng 1 – 3 câu.

Chốt vấn đề nghị luận: Viết khoảng 1 – 2 câu khẳng định lại vấn đề nghị luận.

Như vậy, về đoạn văn khái quát tác giả, tác phẩm chỉ nên nêu những thông tin tiêu biểu/nổi bật nhất, dung lượngdưới 10 câu. Nhờ đó, mới có thể đảm bảo nội dung và thời gian cho những phần sau.

Khái quát tác giả Kim Lân và tác phẩm Làng

Bàn về truyện ngắn, Tô Hoài nhận định rằng: “Truyện ngắn chính là cách cưa lấy một khúc đời sống”. Với ngòi bút mang phong cách bình dị mà tinh tế, sâu sắc, Kim Lân đã dành cả đời “cưa lấy một khúc” ấn tượng của đời sống người nông dân nghèo khổ, của văn hoá thôn quê để mang đến cho bạn đọc bao thế hệ những tác phẩm đầy tính nhân văn. Tiêu biểu có thể kể đến truyện ngắn Làng được viết vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp với bao khó khăn, gian khổ. Năm 1948, truyện được in ở tạp chí Văn nghệ và để lại dấu ấn lớn trên văn đàn lúc bấy giờ. Đặc biệt, [dẫn dắt vấn đề nghị luận]

Khái quát tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa

Trong sự nghiệp sáng tác văn chương nói chung, mỗi người nghệ sĩ đều có những chất riêng làm nên phong cách của mình. Nếu như Nam Cao hay Ngô Tất Tố mang đến những nét chữ lạnh lùng, dữ dội thì Nguyễn Thành Long lại được biết đến với thứ văn nhẹ nhàng, đầy chất thơ tựa cơn gió mát khẽ đi vào lòng người. Ngòi bút của ông chuyên viết về thể loại truyện văn và kí. Trong đó, truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa được sáng tác năm 1970 nhân chuyến đi thực tế Lào Cai đã trở thành một áng văn nổi bật trong hành trình đi góp mật cho đời của tác giả cũng như văn chương thời kỳ miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cụ thể ở [dẫn dắt vấn đề nghị luận]

Khái quát tác giả Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm Chiếc lược ngà

Nhận xét về Nguyễn Quang Sáng, Thuý Trân cho rằng: “Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng chưa từng giới hạn ở bất kỳ chủ đề nào nhưng ông vẫn tập trung nhiều nhất là chiến tranh và con người. Với những cống hiến đồ sộ được nhiều người công nhận, tác giả xứng đáng được gọi là bậc thầy của văn học Nam Bộ.” Đúng như nhận xét của Thuý Trân, Nguyễn Quang Sáng ghi dấu ấn trong lòng bạn đọc bởi chất văn mang đậm màu sắc dân tộc, đầy tình cảm. Những đứa con tinh thần của ông đều khoác lên mình vẻ đẹp chân thực về cuộc sống và con người miền Nam. Cụ thể là đoạn trích “Chiếc lược ngà” ghi bút năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Đoạn trích cũng đã được đưa vào tập truyện cùng tên và để lại ấn tượng trong lòng bạn đọc bởi tình phụ tử ấm áp. Điều này được thể hiện rõ ở [dẫn dắt vấn đề nghị luận]

| Nội dung: Nuôi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *