NGÔN TỪ TRONG VĂN CHƯƠNG KINH DIỄM TỚI MỨC NÀO?

NGÔN TỪ TRONG VĂN CHƯƠNG KINH DIỄM TỚI MỨC NÀO?

Mở lòng mình ra để đón lấy những thanh âm và cảm nhận vẻ đẹp “man mác của vũ trụ”, tác giả Antoine de Saint-Exupéry trong cuốn sách “Hoàng tử bé” đã từng cho rằng: “Những thứ đẹp đẽ trên thế giới không thể được nhìn thấy hoặc chạm vào, chúng phải được cảm nhận bằng trái tim”.

Hy vọng qua bài viết này, các cậu sẽ có thể nhìn lại và cảm nhận vẻ đẹp, ý nghĩa tiềm ẩn đằng sau lớp ngôn từ. Hoặc cũng có thể “cóp nhặt” từng chữ nghĩa để bài viết của mình tạo được điểm nhấn đặc biệt. Cùng chia sẻ với Thích Văn học nhé!

Trác tuyệt

Nghĩa: cao vượt hẳn lên, không có gì sánh kịp

Ví dụ: Dường như phải có một óc quan sát tinh tường từ nhãn quan tinh tế, từng trải; thi sĩ mới có thể cảm thấu hết sự thay đổi nhỏ bé mà viết nên những vần thơ trác tuyệt đến thế!

Ai hoài

Nghĩa: buồn thương, nhớ da diết

Ví dụ: Mỗi vần thơ của thi nhân đều như chạm khắc những nỗi ai hoài, những kí ức năm tháng trên khắp nẻo đường xưa cũ, để rồi qua từng câu chữ ấy, ta gặp lại khao khát thuở ban đầu.

Ái mộ

Nghĩa: yêu chuộng

Ví dụ: Tựa như chiếc van tình cảm, văn chương đến với cuộc đời bằng tất cả vẻ đẹp thanh khiết và trong ngần của nó, để rồi khi muốn hiểu được vẻ đẹp ấy, người nghệ sĩ phải cảm nhận nó bằng tất cả sự ái mộ và chân thành tận sâu trong trái tim mình.

Phù phiếm

Nghĩa: viển vông

Ví dụ: Thơ ca là hoa thơm của cuộc đời. Nhưng nếu chỉ được tạo tác từ lớp ngôn từ sắc sảo và tuyệt mĩ mà thiếu đi giá trị vẻ đẹp của nội dung thì thơ ca khi ấy cũng chỉ phù phiếm tựa như đóa hoa làm từ “vỏ bào” (Pauxtopxki).

Băng hoại

Nghĩa: hư hỏng, đổ nát

Ví dụ: Thước phim dài tập về quãng ký ức nơi miền xưa cũ với đoạn kết là khúc trường đoạn đầy hoài niệm, mang âm hưởng của thời đại vẫn sẽ luôn giữ được những giá trị vẹn nguyên sâu sắc dẫu cho có bị phủ mờ bởi bụi vàng, vượt qua mọi quy luật của sự băng hoại để chảy trôi đi tới bất kì khoảng không gian và thời gian nào.

| Nội dung: Khánh Linh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *